Thursday, October 26, 2017

Ngậm ngải tìm trầm



Xưa có tích người tìm trầm luôn ngậm lá ngải đắng, đi vào rừng, đến khi nào lá ngải trong miệng chuyển sang ngọt thì có thể gặp trầm. Kỳ thực, đó là chuyện thế hệ trước dạy cho thế hệ sau phải biết giữ sức, tránh gió độc, bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc. Ngậm lá ngải đắng nhằm chống tà khí nơi lam sơn chướng khí, cũng là phòng côn trùng độc, khi bị rắn rết cắn, lá ngải sẽ giúp kéo dài thời gian cấp cứu, cho cơ hội kéo dài sự sống. Có thể nói rằng nghề phu trầm là cái nghề đánh bạc với sinh mệnh và cả ngàn người đi thì có vài người trở nên giàu có. Xứ Đại Lộc, Quảng Nam, nơi có những phu trầm đi tìm suốt hơn nửa đời người vẫn không gặp trầm và có người mới đi đôi ba chuyến đã trúng đậm, đổi đời trong phút chốc.

pic
Cả một góc rừng phòng hộ Gộp Ngà (Sơn Trung, Khánh Sơn, Khánh Hòa) tan hoang vì cả nghìn lượt người tìm trầm kỳ đào xới. Tin đồn có trầm hương khiến họ khổ cực, "chặt chém"... rồi tay trắng ra về. Ảnh: T.H.

“Ngậm ngải tìm trầm”

Ông cha ta thường nói "ngậm ngải tìm trầm", vậy ngải là cái gì, trầm là cái gì? Tại sao phải ngậm ngải tìm trầm?

Những người thợ rừng đi tìm trầm, hợp lại từng nhóm gọi là "đi điệu". Họ thường hình thành từng nhóm từ 3 đến 6, 7 người, với hành trang trên lưng từ 45-60kg gồm: gạo, mì tôm, bột canh, mắm khô, mì chính, thịt hộp, chè, thuốc lào, vải che mưa, bật lửa, dao, rìu búa, khoan thăm dò lõi cây, thuốc cấp cứu, mà chẳng có tí gì là bùa ngải, bắt thợ tìm trầm há miệng cả ngày cũng không thấy có gì lạ để làm bùa phép.

Trong rừng rậm, cây gió trầm chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít. Để xác định được đúng cây trầm, họ cũng là bậc thầy, chỉ dựa vào kinh nghiệm xem thân, cành, tán, lá, và gió thổi lật mặt dưới tán lá có màu sắc đặc trưng của gió trầm, mà chẳng phải ngậm bùa ngải gì, họ có thể xác định đúng cây trầm từ xa 3 - 4km ở thung lũng hoặc các sườn núi đối diện. "Ngậm ngải tìm trầm" thực ra là câu nói lên nỗi khổ cực, cay đắng của nghề nghiệp, chẳng có gì là thần bí.

Do sống trong rừng sâu, bị sốt rét phải ăn ngải cứu để chữa bệnh, mà ngải cứu thì đắng. Câu "ngậm ngải tìm trầm" thực chất là như vậy. Về công dụng chữa bệnh và phục hồi sức khỏe của cây ngải cứu từng được ca ngợi: "Nhân trần ngải cứu đi đâu, để cho gái đẻ đớn đau thế này". Dân gian truyền tụng ngải dùng làm "bùa yêu, thuốc lú", làm thuốc mê tín... Có câu: "Không sơn mà gắn với hèo, không bùa, không ngải mà theo mới tình". Ngải mà dân đi rừng ở miền Trung nước ta thường dùng, có tên gọi nôm na là ngải mọi (hoặc ngải rừng), loại thân thảo, cao khoảng một mét, có mùi thơm như long não. Người ta mài lấy tinh bột ngâm rượu xoa, trị đau nhức, tê thấp...

Không chỉ là một vị thuốc dân gian,  y học phương Tây cũng đánh giá rất cao cây ngải cứu. Cùng chi với cây ngải cứu là cây thanh hao hoa vàng, được trồng nhiều để chiết xuất ra Artemisin-  một loại thuốc chống sốt rét hàng đầu ngày nay.

Khoảng 15 - 20 năm qua, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam... đã thành công trong việc trồng cây gió trầm trong vườn và dưới tán rừng, đồng thời tác động cơ học, hóa học và cấy bào tử nấm để từ thân gỗ của cây sinh ra trầm. Người đi cội chặt rừng chuyển sang trồng gió trầm gần nhà hơn, có thu nhập mà không phải chịu cay đắng "ngậm ngải tìm trầm".

Trầm, hay trầm hương là loại dược liệu quý. Chúng thuộc loại cây gió, họ trầm với khoảng 50 chi và 650 loài khác nhau. Trầm hương là loại gỗ có nhiều nhựa của cây trầm, nó có mùi thơm nồng. Từ xa xưa, người Ấn Độ, Trung Quốc đã biết dùng trầm hương làm thuốc trợ tim, thuốc kích thích thần kinh, khử trùng, tẩy uế, ướp xác...

Ở nước ta trầm hương ngoài dùng làm thuốc: "Trầm hương cay ấm mà thơm/Giáng khí nạp thận, tráng dương kiện toàn/ Ngực, bụng, đau nhức đa đoan/ Hen suyễn, thông tiểu, lại còn bình can".

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>