Thông tín viên Việt Nam
Thống kê của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho thấy hiện có hơn 110 người đang bị giam tù ở Việt Nam chỉ vì công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người và quyền lợi chính đáng cho bản thân, gia đình họ cũng như những người khác. Những người còn trong nhà tù hay sau khi mãn án đều khẳng định họ không làm gì sai; chuyện bị cáo buộc và bỏ tù của nhà cầm quyền không hề làm họ nản lòng, nhụt chí.
Kiên định
Sẽ có hai tù nhân lương tâm trong số hơn 110 người được thống kê sẽ mãn án trong vài ba ngày tới. Một trong hai người là bà Bùi thị Minh Hằng. Bà này được biết đến với hoạt động tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, cũng như phổ biến về quyền con người.
Bà bị bắt cùng một nhóm hơn 20 người khác với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi đang trên đường đến thăm một thân hữu là cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển ở Đồng Tháp.
Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 người bị bắt giam và đưa ra tòa gồm bà Bùi Hằng bị kết án 3 năm tù, cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh 2 năm và ông Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi tù giam.
Cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, người hiểu rõ vụ việc và từng được tiếp điện thoại của bà Bùi thị Minh Hằng từ nhà tù gọi về gia đình cho biết sự kiên định trong đấu tranh của bà này:
“Tôi thấy rằng tin thần của chị Hằng vẫn rất mạnh mẽ. Chị Hằng có nói với tôi rằng khi chị ra khỏi tù thì chị vẫn là chị Minh Hằng ngày xưa chứ không có thay đổi.”
Tù tội rèn ý chí
Cô Nguyễn Thúy Quỳnh thuộc thế hệ 8X, tuổi đời còn rất trẻ nhưng phải ngồi tù hai năm, thừa nhận trong những ngày tháng cùng ở trong tù với bà Bùi Thị Minh Hằng đã học được một số điều từ người phụ nữ lớn tuổi đó:
“Quỳnh học hỏi được ở chị là sự dám đương đầu. Khi ở trong tình thế đó, tất cả người đấu tranh trong nước đều phải biết vững một điều: việc mình làm là không hề sai, không hề có tội, mà đó là một việc làm yêu nước, yêu dân tộc.”
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một cựu tù nhân cùng vụ án với anh Đoàn Huy Chương bị kết án 7 năm tù và mãn hạn vào đầu tuần tới, cho biết giá trị của thời gian bị nhà cầm quyền giam tù:
“Bạo hành không phải là vấn đề khiến người ta sợ hãi, mà bạo lực, bạo hành khiến cho con người ta trở nên lì hơn, chai cứng hơn, và mạnh mẽ hơn. Tôi cho rằng cuộc đời của tôi may mắn khi được vào tù để tôi biết được những gì đang diễn ra ở trong nhà tù, và cho tôi hiểu được giá trị của cuộc sống, cho tôi khả năng để tôi ứng phó với những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Nói chung ở đấy là nơi có thể luyện được một tinh thần thép.”
Bản thân cô Nguyễn Thúy Quỳnh khẳng định sau khi ra tù cô trở nên chững chạc hơn và đường lối tranh đấu nay cũng được điều chỉnh cho hiệu quả hơn:
“Ngọn lửa nhiệt huyết trong tâm tưởng của Quỳnh lại càng mạnh mẽ hơn. Nhưng việc làm của Quỳnh giờ sẽ không theo chiều hướng như trước nữa mà chú trọng vào kết quả công việc hơn. Ở đây chúng tôi không tuyên truyền chống phá, cũng không lật đổ chế độ. Tại vì các anh có quân sự, có vũ khí, còn chúng tôi là những người “tay không tấc sắt”. Chúng tôi chỉ có trong tay cây viết và trái tim nhiệt huyết thôi. Chúng tôi nói lên sự thật để các anh thay đổi, để đất nước thay đổi, không đi lùi lại với văn minh của thế giới thôi.”
Cũng như trường hợp tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án đến 16 năm và có sự can thiệp của quốc tế để ông được ra khỏi nhà tù nhưng với điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội đặt ra là phải đi sống lưu vong ở nước ngoài; bà Bùi Hằng cũng kiên quyết từ chối điều kiện đó.
Một tù nhân chính trị khác từng bị tù và sau khi mãn án tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn nữa cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam là luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội. Ông bị bắt lại vào tháng 12 năm 2015; gần nhất là hôm ngày 19 tháng giêng vừa qua, cựu tù nhân Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An lại bị bắt khi đang đi trên đường.
Vợ người bị bắt, cô Nguyễn thị Châu, dù rất đau buồn vì cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu và cô đang mang thai con đầu lòng hai tháng, tỏ rõ sự thông hiểu với trường hợp chồng bị bắt đi đồng thời bày tỏ sự can trường, sẵn sàng chấp nhận thử thách, trở nên mạnh mẽ để là chỗ dựa tinh thần cho người chồng đang phải chịu tù đày lần thứ hai.
Những bài liên quan:
- Bắt Trần Bắc Hà có phải để dọn đường đến nhà nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
- Trần Huỳnh Duy Thức: cuộc đối đầu của ánh sáng công lý với bóng tối giam cầm
- ‘Đất nước lâm nguy’: cảnh báo nêu ra với chủ tịch nước
- Điện thoại, mạng xã hội, nạn nhân và hành động
- Nhân sĩ Trí thức Việt Nam phản đối biện pháp trấn áp, cấm biểu tình
- Những nạn nhân bị công an đánh sau bạo động ở Bình Thuận nói gì?
- GM Hoàng Đức Oanh: ‘Cần chỉnh 3 điều khiến dân khốn đốn’
- ‘Cơn bão’ phản đối Dự Luật Đặc khu
- Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24: “Đừng để tiếng nói của người Việt Nam bị bóp nghẹt”
- Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm sắp mất?
- Thế nào là “lật đổ chính quyền nhân dân” tại Việt Nam?
- Thêm người trẻ ra tòa vì quan điểm đối lập
- Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Đỗ Thị Minh Hạnh là 'anh thư nhân quyền'
- Biểu tình phản đối thu phí tại trạm BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả
- Phim “Saigon ‘68”: Phơi bày nửa sự thật bị cố tình lãng quên 50 năm trước
- Hai người phản đối Formosa bị kết án tù
- Sớ táo quân năm Đinh Dậu 2018
- Vợ luật sư Nguyễn Văn Đài được thăm gặp chồng trong 30 phút
- VN bất chấp kêu gọi quốc tế về nhân quyền
- Dân Đồng Tâm muốn Trung ương dứt điểm vụ việc sau Tết
- An ninh mạng Việt Nam bảo vệ an ninh quốc gia hay đàn áp đối lập?
- Nhiều trạm BOT nhượng bộ khi tài xế phản đối mạnh
- Dân giữ đất can đảm hơn qua án tử hình ở Đắk Nông
- Nhìn lại vụ Đồng Tâm: Bài học về sức phản kháng của người dân
- Mạng xã hội thách thức truyền thông chính thống tại Việt Nam?
- “Nhà nước không giải tỏa đền bù cho người dân khu bãi rác Đa Phước 10 năm qua”
- Căng thẳng Công giáo 2017: “Lỗi do chính quyền!”
- Dân chủ cho dân hay cho ai nghe Đảng?
- Phản ứng về nghị quyết của QH Liên Minh Châu Âu lên án đàn áp nhân quyền tại VN
- Phóng sự tại Quốc hội EU: Nghị Quyết về Tự do Ngôn luận tại Việt Nam
- Phỏng vấn Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
- Bài học mang tên “Cai Lậy”
- Những điều ít biết về Cách Mạng Hungary 1956
- Hội Cờ đỏ, con bài nguy hiểm
- “Việt Nam dùng nhà tù để giết những người không có tội”
- Thêm người dấn thân vì tự do dân chủ tại Việt Nam
- Công an Hà Nội gửi thư kêu gọi người dân Đồng Tâm ‘tự thú và đầu thú’
- Forum 2000 tại Praha, diễn đàn của những tiếng nói cho Dân chủ, Nhân quyền
- Dân nói bị chính quyền lừa lấy đất
- Thêm một người đấu tranh ôn hòa bị bắt vì điều 79
- Nghịch lý trong thuyên chuyển cán bộ bị kỷ luật vụ Formosa?
- Giải thích về tăng cường bắt bớ đối lập
- Thế hệ hậu chiến nghĩ gì về phim Chiến tranh Việt Nam
- Luật hóa việc ‘xúc phạm’ lãnh tụ là phi lý.
- Hòa hợp-Hòa giải: Liệu có thành?
- An ninh Việt Nam bị cáo buộc tấn công đối lập ở nước ngoài
- VOICE và các hoạt động dân sự tại Việt Nam
- Dư luận nói gì về việc giảng dạy nhân quyền trong học đường?
- Thấy gì qua vụ côn đồ gây rối tại Giáo xứ Thọ Hòa?
- Triệu tập dân Đồng Tâm: dân và chính quyền trái quan điểm
- Nhũng lạm cả kinh phí cho người nghèo
- Thiếu dân chủ, trả giá kinh tế
- Thực trạng “bất tuân dân sự” tại Việt Nam như thế nào?
- Dân phản đối BOT: “Không có lửa sao có khói?”
- Giới chức nhà nước và tầm ảnh hưởng của Facebook
- Xử 14 cán bộ vụ đất Đồng Tâm: vẫn nhập nhằng
- Mục Sư Nguyễn Công Chính họp báo tại Little Saigon
- Các cơ sở hải sản khô điêu đứng vì chưa được bồi thường
- Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên 9 năm tù
- Dân căng lều phản đối công ty xả thải
- Nhà tranh đấu Trần Thị Nga sẵn sàng cho phiên xử
- Tướng Chung-Người bội ước trở thành Quan tòa trong vụ Đồng Tâm
- Lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba tại Sài Gòn
- Nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba qua đời
- Các nhà tranh đấu Việt Nam thương tiếc ông Lưu Hiểu Ba
- Thông điệp của thế giới và các nhà đấu tranh ở Việt Nam gửi về ông Lưu Hiểu Ba
- Trách nhiệm của Nhà nước trong các vụ chết trong đồn công an
- Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam
- Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
- Học viên Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu
- Lẵng hoa Mừng Quốc khánh Mỹ từ chốn lao tù Việt Nam
- Cưỡng chế đất, cơ sở tôn giáo và hệ lụy
- Giới đấu tranh bàn biện pháp chống bạo hành
- Khi đề tài "Nhân quyền Việt Nam" được chia sẻ trong một lớp học của Úc
- Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì bức tranh Biển Chết
- Vụ Đồng Tâm: Liệu có xử được “quan” trước?
- Việt Nam cần làm gì để giảm án oan sai?
- Gia đình GS Phạm Minh Hoàng ly tán vì lệnh trục xuất
- Nhà báo bị gài bẫy sau loạt bài biệt phủ của sếp sở Yên Bái?
- Âm thanh 12 phút giằng co trước khi GS Hoàng bị bắt
- Khi niềm tin đang bị mất dần
- Dân Đồng Tâm vẫn muốn tin vào đảng và chính quyền Hà Nội
- Điều 19 kéo Việt Nam về lại thời phong kiến!
- Quan chức Việt Nam tuyên bố sẽ bảo vệ các nhà báo đấu tranh cho lẽ phải
- Nhân quyền Việt Nam dưới thời TT Trump
- Vụ chết vì ‘dây thun quần’: Chồng tôi mắc gì phải xuống phường tự vận?
- Nhận định về tình hình nhân quyền Việt Nam
- Mạng xã hội: Dân tin, đảng lo!
- “Ông Nguyễn Đức Chung là người bội ước”
- Truy tố vụ Đồng Tâm: Cứu cánh biện minh cho phương tiện
- Quốc hội Việt Nam sắp ra luật ‘bắt Luật sư tố cáo thân chủ’
- Báo chí bảo vệ hình ảnh cảnh sát giao thông?
- Việt Nam tiếp tục xiết chặt quản lý thông tin trên Facebook
- Vì sao truyền thông trong nước rút bài viết về cây đèn Hoa Kỳ?
- Món quà “cây đèn Hoa Kỳ” của ông Thủ tướng
- Vụ nổ tại Formosa!
- Linh mục Nguyễn Đình Thục bị bao vây, đe dọa
- Giới trẻ trong nước nghĩ gì trước cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng VN
- Ân xá Quốc tế yêu cầu VN tuân thủ Quy tắc Nelson Mandela
- Nhân quyền Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
No comments :
Post a Comment