Còn chưa đầy tháng nữa là đến Tết Âm lịch mà theo truyền thống Việt Nam ai cũng phải sắm sửa chí ít mâm cơm để cúng ‘ông bà’ những người đã khuất; đồng thời lo cho con, cháu bộ quần áo, đôi dép mới…
Đối với người nông dân khó khăn vì mùa màng thất bát thì số chi phí cho dịp tết đến cũng là một nỗi lo toan lúc này của họ.
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong thời gian qua khiến cuộc sống của người nông dân trồng lúa đã vất và thêm phần cơ cực vì bốn bề khó khăn vây bủa.
Hai vụ trước mất hết, đặt cược hên xui vào mùa vụ này mong kiếm được ít gạo cho gia đình chứ không còn cách nào khác. Ông Nguyễn Văn Tiến cho biết:
“Năm nay người ta mần 2 vụ nhiều lắm, …mọi năm mần 3 vụ năm nay mần hai vụ…”
“3 vụ là hên xui, cũng như vụ này là vụ thứ 3 nè, nhiều khi xạ xuống hổng biết có ăn…nước mặn vô nó cháy khô luôn nó nằm đâu có trổ nổi đâu”
“Một công ruộng là phải 1 triệu rưỡi, … một mẫu mình mất 15 triệu đó. Nếu mà không có thu hoạch thì mất …”.
Ông Sang ở ruộng cạnh bên cũng không tránh khỏi sự mất mát trong những mùa vừa rồi. Ông nói:
“Giờ tính ra tui thất 15 bao lúa. Nguyên vuông lớn này tui bán 6 triệu, tính ra 1 triệu rưỡi một công á. …Còn có tiền công, tiền máy xới, rồi tiền bồ phóng, cho nên bây giờ tính ra là…lời đôi ba trăm ngàn là cao à”.
Không làm ba vụ lúa nữa, một số nông dân chuyển sang canh tác hoa màu; và đây là hướng được giới chuyên gia khuyến khích lâu nay.
“Năm rồi thất mùa nó không có đạt, lúa phóng (một) công có mấy bao à. Năm nay mới đổi qua trồng bắp…tại mình thất mùa mới đổi qua hoa màu…chứ làm lúa có ăn đâu. Lúa xuất khẩu bán rẻ rề, lúa bán là không có lời, lỗ luôn đó, như vụ này lỗ mấy trăm ngàn đó…”
Những người mất mùa nặng, dù được chính quyền hỗ trợ nhưng số tiền đó chỉ như mưa rào đồng cạn:
“Nói chung là năm rồi nhà nước cũng có ủng hộ… một công 2 trăm ngàn. 2 trăm ngàn đó thiếu tiền giống nữa chứ giải quyết được gì…”
Gia đình nông dân chị Thơ, anh Thịnh cùng hai con nhỏ ở thị trấn Tân Hòa vất vả nuôi con nhỏ lại còn bị thất mùa.
“Như của người ta vậy nè, cái mình mướn mình làm…mình không có tiền mua ruộng á. Rồi người ta cho mướn mình làm mình kiếm lúa ăn. Năm vừa rồi là thất luôn.”
Nhiều nông dân phải bán đất đi làm công cho người khác để kiếm ăn hay có thể phải chuyển nghề như trường hợp chồng chị Thơ “Nhờ hổm nay ổng đi vác lúa có tiền á, mần xong vác lúa không có tiền chắc mai mốt ra biển người ta có cào nghêu đi cào nghêu, không thì đi làm hồ… Nói chung có con tốn tiền đủ thứ…”
Khoảng 3 tháng cày sâu cuốc bẫm, may lắm thì không lỗ tiền chi phí; còn lại không thu được gì mà phải thâm tiền vốn mua cây giống cùng các chi phí khác. Một nông dân xác định tết năm nay sẽ không được như trước:
“Tệ hơn năm rồi là cái chắc rồi. Mọi năm thì mua quà mua đồ cho con, năm nay thôi chế con ơi năm nay tệ quá, sang năm đi…nói chung Tết mình có nhiều thì ăn nhiều có ít thì ăn ít. Giờ 1 ký thịt heo cũng được rồi”.
Những người nông dân mà chúng tôi tiếp xúc cho biết trong những năm trở lại đây, Tết Âm lịch đối với họ chỉ còn ngày mồng một lo cúng ông bà, chứ sang ngày mồng hai, mồng ba có người phải ra đồng làm việc rồi. Tất cả trở lại như ngày thường.
Những bài liên quan:
- Những nạn nhân bị công an đánh sau bạo động ở Bình Thuận nói gì?
- Biển miền Trung tiếp tục hứng chất thải
- Bột trắng từ nhà máy alumin Nhân Cơ
- Gia đình thuyền viên bị khủng bố chặt đầu bị yêu cầu nộp chung 50 tỷ đồng tiền chuộc
- Chung quanh đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất
- Người Hà Tĩnh nói gì sau vụ nổ ở Formosa
- Hải sản nguy hiểm từ hai phía
- Giáo dục trước và sau năm 1975
- Nông dân đặt quan tài đầu làng quyết giữ đất
- Mỹ Đức, quả bom ruộng đất Việt Nam
- Ngư dân được gì sau thương thảo?
- Đền bù cho biển nhiễm độc có thỏa đáng?
- Người "sống" ở nghĩa trang
- Doanh nghiệp hải sản bị nhà nước bội ước
- Biển Việt Nam có còn cá để đánh bắt?
- Nông dân điêu đứng vì cây chuối
- Con kênh Hy Vọng không còn nữa!
- Kinh tế vỉa hè: Bài toán nan giải
- Cuộc sống dân làng chài
- Nhìn lại cuộc biểu tình ở Hà Tĩnh hôm 5/3
- Kỳ Anh: Ô nhiễm mọi mặt
- Thành phố Đà Nẵng bị ô nhiễm nặng
- Lắp thanh chắn trên vỉa hè gây tranh cãi
- Sau một chuyến đi tìm công lý
- Cuộc chiến 1979 ở Lạng Sơn
- Trẻ em bán vé số
- Tháng Giêng, bắt đầu mùa giáp hạt
- Nạn cờ bạc, rượu chè ngày Tết
- Hoa Tết và giá xăng
- Dân bản đói nghèo
- Vấn nạn rượu bia xứ Việt!
- Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa
- Phù sa độc
- Bỏ xứ tìm việc sau thảm họa Formosa
- Nguy hiểm vận chuyển pháo mùa Tết
- Thảm cảnh người vô gia cư ở Gài Gòn
- Không khí chuẩn bị Giáng Sinh tại Mái Ấm Thánh Tâm
- Hội An ngập lụt, nhà cổ thêm già
- Hàng Việt mùa Noel
- Hàng Tết Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam
- Tâm sự nghề giác hơi, đấm bóp
- Đất, một bài ca buồn của người Việt
- Rốn lũ bội thực quà cứu trợ
- Lũ lại hoành hành miền Trung
- Ăn chặn quà cứu trợ, nỗi đau sau lũ
- Những gì còn lại sau lũ miền Trung
- Món ngon Hà Nội có an toàn?
- Mối nguy mang tên Cá Sấu
- Sài Gòn ngập nặng, người dân nói gì?
- Lũ lụt miền Trung, con người không còn nơi bám víu
- Cá và người miền núi phía Bắc
- Người miệt Tây Nam Bộ nhớ lũ
- Học sinh làng chài Đại Lãnh.
- Vui buồn Trung Thu miền biển chết
- Đời sống người Tày, Nùng
- Nỗi lo về thực phẩm
- Từ thành phố Qui Nhơn đến bán đảo Nhơn Lý
- Nỗi lo trước dự án nhà máy thép Ninh Thuận
- Năm học mới của trẻ quê
- Những người Chăm lây lất bán thuốc
- Nhiều học sinh miền Trung có nguy cơ bỏ học
- Nạn sưu cao thuế nặng ở Thanh Hóa
- Người dân Vĩnh Tân đấu tranh vì lẽ phải
- Cá tra miền Tây
- Những tiếng vọng từ Núi Pháo
- Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?
- Người mù và nghề tẩm quất
- Công an lại đánh dân
- Bi hài "thương hiệu" Bún Bò Huế
- Nỗi khổ sau lũ ở Lào Cai
- Audio: ‘Một ngày vì môi trường’ tại GP Vinh
- Bão đầu mùa xứ Bắc
- Mùa hè và dịch bệnh bùng phát
- Dân bị đánh đập vì phản đối doanh nghiệp xây dựng nhà máy khi chưa đền bù
- Công an đánh đập ngư dân phản đối xây dựng cảng ở Nghệ An
- Thiếu nước, thêm nỗi lo cho lao động nghèo Hà Nội
- Dân Sài Gòn bì bõm lội nước đen
- Khi ngư dân chuyển nghề
- Tần số Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
- Người dân Tây Nam Bộ thời sông chết
- Người Việt nghĩ gì trước chiến thắng của Philippines ở Biển Đông?
- Vui buồn khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam
- Tình trạng bất minh trong bảo hiểm y tế
- Giải quyết việc làm cho ngư dân
- Những người biểu tình nói gì sau vụ Formosa
- Nạn buôn người và bắt cóc trẻ em ở Nghệ An
- Ngư dân miền Trung với nguyên nhân cá chết
- Giấc mơ người lính VNCH
- Người lính VNCH sau chiến tranh - Phần 1
- Tạm ngừng biểu tình
- Việc làm từ thiện ở Việt Nam
- Nỗi gian nan của người chạy xe ba gác ở Vũng Tàu
- Người dân với bầu cử quốc hội khóa XIV
- Chạy trường, chạy lớp và giải pháp hạn chế
- Làm sao để ngăn chặn tình trạng nước giải khát mất vệ sinh?
- Cứu trợ, hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung
- Giới trẻ nói về chuyến thăm của TT Obama
- Người Sài Gòn nói về biểu tình
- Cà Mau đối mặt với nạn đói và trẻ hư hỏng
No comments :
Post a Comment