Thursday, September 15, 2016

Người Úc đầu tiên thử nghiệm điều trị Parkinson's bằng tế bào gốc

pic
Neurosurgeon Girish Nair and neurologist Andrew Evans holding a model of the patient’s skull (SBS)
By Aileen Phillips, Đăng Trình
  Một bệnh nhân người Úc đã trở thành một trong những người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm phương pháp điều trị Parkinson's bằng tế bào gốc.

Ông Fred van Ross, năm nay 71 tuổi, đã chống chọi với căn bệnh Parkinson's trong suốt một thập kỷ. 

"Tôi luôn giữ thái độ lạc quan và cố quên đi căn bệnh Parkinson's. Tôi vẫn uống thuốc, điều đó rất quan trọng. Tôi đã nỗ lực rất nhiều để uống thuốc đúng giờ, bởi nếu tôi lỡ cữ thuốc thì hậu quả sẽ rất đau đớn." 

Ông là một trong số 12 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson's mức độ vừa đến nặng, và sắp trải qua một cuộc phẫu thuật có thể thay đổi cuộc đời. 

Bệnh nhân đầu tiên tham gia phẫu thuật là một người đàn ông 64 tuổi, mắc bệnh Parkinson's suốt 13 năm nay.

Cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 5 tiếng, và sử dụng tế bào thần kinh gốc do một phòng thí nghiệm tại Mỹ trích xuất từ trứng chưa được thụ tinh. Những tế bào này sau đó sẽ được cấy vào vùng não bị tổn thương bởi Parkinson's.

Bác sĩ ngoại thần kinh Andrew Evans cho biết phương pháp này hy vọng có thể kích thích sự sản xuất hormone dopamine, vốn bị mất đi khi mắc bệnh Parkinson's.                                

"Khi cơ thể bạn không thể sản sinh hormone dopamine, bạn sẽ cảm thấy các cơ căng cứng, khó cử động và run rẩy, và hiện tượng này xảy ra khi nồng độ dopamine trong não sụt giảm."

Cuộc phẫu thuật đem lại hy vọng cho khoảng 80,000 người Úc đang sống chung với căn bệnh Parkinson's.

Girish Nair, bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne, là người thực hiện ca mổ đầu tiên. Ông cho biết việc cấy ghép tế bào gốc vào não cần một sự chuẩn xác tuyệt đối.                

"Nếu thực hiện thiếu chuẩn xác, bạn có thể gây chảy máu, hoặc khiến bệnh nhân lên cơn đột quỵ và tử vong. Đó là những khó khăn mà chúng tôi phải đối mặt."

Các tế bào gốc được đưa vào thông qua hai lỗ hổng trong hộp sọ, và nhắm vào 14 vị trí khác nhau. Mỗi đợt cấy ghép cách nhau 4 phút.

Ông Nair sử dụng một mô hình ba chiều mô phỏng hộp sọ của bệnh nhân để lên kế hoạch cho ca mổ.

"Chúng tôi tiến hành mổ thử ba bốn lần - đúng với quy trình kể từ khi bệnh nhân vào phòng mổ đến khi thực hiện ca mổ, lấy tế bào gốc từ phòng thí nghiệm, nhằm giúp kíp mổ hiểu rõ nhiệm vụ của từng cá nhân."

Theo tiến sĩ Evans, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ sau khi mổ để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của các tế bào gốc. 

"Chúng tôi sẽ xét nghiệm quét dopamine và một số xét nghiệm đặc biệt khác sau một năm, nhằm đánh giá nồng độ dopamine trước và sau ca mổ."

Việc cấy ghép tế bào gốc cho 11 bệnh nhân còn lại sẽ hoàn thành trong năm sau, và việc đánh giá kết quả sẽ kéo dài đến năm 2019.

Cuộc phẫu thuật đem lại hy vọng cho khoảng 80,000 người Úc đang sống chung với căn bệnh Parkinson's.

Ông van Ross hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các bệnh nhân khác. 

"Vâng, có lẽ với tôi thì đã trễ, nhưng hy vọng vẫn còn đó. Tôi vẫn sống với hy vọng, và tôi trân trọng phẩm chất của cuộc sống." 

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>