![]() |
Một người phụ nữ trong trang phục burkini tại biển Marseille, miền Nam nước Pháp (AAP) |
Nhà thiết kế tạo ra áo tắm burkini cho rằng vấn đề đang gây tranh cãi là sự hiểu lầm về chức năng của loại áo tắm này thực chất là gì.
Áo tắm burkini là một loại áo tắm gồm quần dài và áo dài có nón trùm đầu, giúp che kín toàn bộ cơ thể, nhưng vẫn để hở khuôn mặt.
Vào tuần trước trên mạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh về bốn nhân viên cảnh sát vây quanh một phụ nữ tại một bãi biển ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp.
Những bức ảnh cho thấy người phụ nữ này đang phải cởi bỏ chiếc áo tay dài, và một bức ảnh khác cho thấy cảnh sát đang tiến hành ghi giấy phạt.
Nice là một khu nghỉ mát ở Pháp mới đây đã cấm loại áo tắm burkini, sau khi có khoảng 15 nhà chức trách địa phương khác của Pháp cũng ban hành lệnh cấm loại áo tắm này tại vùng biển ở địa phương họ.
Chỉ vài ngày trước, cảnh sát ở Cannes, một thành phố nổi tiếng vùng French Riviera, đã phạt một phụ nữ vì đã mặc áo tắm burkini ở bãi biển khi bà đang vui chơi cùng con cái.
Người phụ nữ này sau đó đã phản ứng rất gay gắt
“Tôi cảm thấy ghê sợ vì những gì xảy ra, và cũng ghê sợ bởi hành vi của những người xung quanh. Có người ủng hộ chúng tôi, nhưng có nhiều người khác lại đang tán thành việc cảnh sát chế nhạo chúng tôi, chúng tôi thật sự đã rất sốc vì chuyện này.”
Những người phê bình lệnh cấm này cho rằng lệnh cấm burkini thể hiện sự bài xích Hồi giáo, phân biệt đối xử với nữ giới.
Nhưng cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy đã đứng về phe ủng hộ, ông phát biểu
“Vấn đề áo tắm burkini, mọi người đều có thể thấy đây là sự kích động nhằm phục vụ cho việc chính trị hóa và cực đoan hóa Hồi giáo.”
Những người phê bình lệnh cấm này cho rằng lệnh cấm burkini thể hiện sự bài xích Hồi giáo, phân biệt đối xử với nữ giới.
Những người đại diện của cộng đồng Hồi giáo tại Pháp đã gặp gỡ Chính phủ để thảo luận về lệnh cấm này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đang kêu gọi các bên bình tĩnh
“Lệnh cấm này không được gây ra việc chế nhạo hay mâu thuẫn giữa những người Pháp với nhau.”
Trong khi đó, nhà thiết kế Aheda Zanetti, một người Úc gốc Libang, bà là người khai sinh ra áo tắm burkini 12 năm trước, nói rằng các tranh cãi xung quanh chiếc áo tắm burkini đã hoàn toàn làm sai lệch mục đích của loại áo tắm này.
“Đây là một sự hiều lầm. Tôi không cho rằng mọi người đã thực sự hiểu hết công dụng của burkini là gì. Ý tôi là, chúng tôi tạo ra một sản phẩm thiết kế mới để hội nhập và hòa hợp với cuộc sống ở Úc. Chúng tôi đã bỏ đi hình ảnh khuôn mẫu của một phụ nữ Hồi giáo và thay thế bằng nón trùm đầu, đó là kiểu thời trang của Tây phương. Tôi đã chủ ý thiết kế như vậy để bảo đảm người mặc sẽ không bị nhận diện theo tín ngưỡng hay niềm tin gì đó.”
Nhà thiết kế thời trang này cũng cho hay bà đã bán được 700,000 áo burkini ra toàn thế giới kể từ năm 2008 và hiện bà vẫn đang tiếp tục cho sản xuất loại áo tắm này nhiều hơn bao giờ hết.
Bà Zanetti cho biết, kể từ khi Pháp áp dụng lệnh cấm mặc burkini, doanh số của burkini đã bùng nổ, tăng đến 300%.
Nhưng bà cũng nói rằng bà cảm thấy đau lòng về lệnh cấm này.
“Tôi cảm thấy tổn thương, khi một lần nữa những người phụ nữ Hồi giáo lại bị trừng phạt. Họ là đối tượng rất dễ bị tấn công vì họ dễ bị nhận ra.”
"Chúng ta không nên phán xét khi cho rằng bộ áo tắm này thuộc về một tôn giáo cụ thể nào, bởi vì tôn giáo đó không phải là tôn giáo duy nhất mặc áo tắm burkini.” nhà thiết kế áo tắm burkini nói
Bà Zanetti cũng nói rằng bà luôn nghĩ về phụ nữ và luôn đưa phụ nữ làm chủ thể trong các thiết kế của bà.
“Người phụ nữ đó có thể là người vô thần, hoặc có thể là bất cứ ai. Đó có thể là một phụ nữ vừa thoát khỏi căn bệnh ung thư, căn bệnh ung thư ngực chẳng hạn. Đó có thể là một phụ nữ bị dị ứng với ánh nắng mặt trời, hoặc cũng có thể cô ấy chỉ muốn tránh không cho tóc vướng vào mặt. Không quan trọng nguyên nhân là gì, vì vậy chúng ta không nên phán xét khi cho rằng bộ áo tắm này thuộc về một tôn giáo cụ thể nào, bởi vì tôn giáo đó không phải là tôn giáo duy nhất mặc áo tắm burkini.”
Tòa án hành chính tối cao Pháp hôm thứ Sáu tuần trước đã đình chỉ lệnh cấm áo tắm burkini, khi loại trang phục này đang là tâm điểm gây tranh cãi.
Nhưng hầu hết các thị trưởng của những thành phố đang áp dụng lệnh cấm mặc burkini đã từ chối dỡ bỏ lệnh cấm, mặc cho có phán quyết của Tòa.
Năm 2011, Pháp trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên cấm mặc trang phục Hồi giáo burqa và cấm mạng che mặt. Chính phủ Pháp trước đó cũng cấm khăn trùm đầu Hồi giáo và các biểu tượng tôn giáo "dễ gây chú ý" khác trong các trường học hồi năm 2004.
No comments :
Post a Comment