Wednesday, March 1, 2017

Tương lai ngành ô tô Việt Nam

pic

Công nhân một showroom xe Toyota ở Hà Nội lau chùi bảng hiệu của cửa hàng hôm 27/2/2009.
Lan Hương, phóng viên RFA
Hôm 14/2, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết một số doanh nghiệp ô tô của Nhật có thể rút khỏi Việt Nam trước do khăn và hạn chế về chính sách thuế cũng như ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa đủ mạnh.

Toyota rút khỏi Việt Nam?

Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản lên tiếng về ý định rút khỏi Việt Nam. Đầu tháng 4/2015, Tổng giám đốc Yoshihisa Maruta liên doanh ô tô Toyota cũng tiết lộ với báo giới về khả năng hãng này sẽ ngừng sản xuất tại Việt Nam và tiến hành nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Ông này cho biết chi phí nhập khẩu cả chiếc xe từ nước ngoài còn rẻ hơn là nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về Việt Nam lắp ráp.

Hiện tại, quy mô sản xuất xe hơi của Việt Nam chỉ đạt khoảng 250.000 chiếc/ năm, thấp hơn rất nhiều với nước láng giềng là Thái Lan với hơn 2 triệu xe/năm. Trong khi đó theo tìm hiểu của chúng tôi, để đảm bảo được lợi nhuận thì một dây chuyền sản xuất ô tô phải đạt ít nhất 200.000 chiếc/năm.

Chia sẻ với chúng tôi về tình hình kinh doanh xe hơi hiện tại, anh Trình, Trưởng Phòng Kinh Doanh, Công ty Toyota, Chi nhánh Hà Đông, Hà Nội cho biết:

Toyota bọn anh tăng trưởng 26%. Năm 2018 thì thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam giảm xuống 0%, cho nên rất nhiều khách hàng họ chờ đợi đến năm 2018 mới mua với mức giá hợp lý hơn.

Anh Trình cũng có nhận định về kế hoạch rút khỏi Việt Nam của một số doanh nghiệp ô tô Nhật Bản:

Anh không nghĩ là như thế, tại vì hiện tại Toyota bên anh chưa có định hướng gì rút khỏi Việt Nam cả. Vẫn sản xuất ở Việt Nam như bình thường tại vì nhu cầu của người Việt vẫn tăng lên.

Năm 2016, số lượng ô tô tiêu thụ tại Việt Nam đạt 84,24 triệu xe, tức là tăng 5,6% so với năm 2015. Tuy nhiên Theo ông Takimoto Koji cả 4 doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật tại Việt Nam là Toyota, Mazda, Honda, Suzuki vẫn ý định muốn nhập xe từ các nước trong khu vực về bán thay vì lắp ráp tại Việt Nam vì theo cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) của Việt Nam trong ASEAN thì đến năm 2018 thuế nhập khẩu xe hơi sẽ giảm xuống 0%.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh có nhận xét về tình hình này:

Các hãng xe hơi của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam khá lâu nhưng tỷ lệ nội địa hóa của họ là rất thấp vì các doanh nghiệp Việt Nam trình độ thấp và không đầu tư vào công nghệ cho nên không đáp ứng nhu cầu về chất lượng cho các sản phẩm của họ. Vì vậy khi Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do, thuế xuất nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước giảm xuống, đầu tiên giảm 10%.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng cho biết thêm rằng hiện tại Việt Nam vẫn đánh thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô 28%. Ông cho rằng đó là lý do mà dĩ nhiên các doanh nghiệp xe hơi của Nhật Bản không còn “mặn mà” với nhập linh kiện về lắp ráp nữa.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, Nguyên cố vấn văn phòng Thủ tướng cũng đồng tình với ý kiến của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, và bà có bổ sung thêm:

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính bản thân ngành ô tô Việt Nam từ đầu khi hình thành. Có quá nhiều nhà sản xuất ô tô ùa vào, mà chỉ làm ở Việt Nam khâu lắp ráp thôi chứ không có ngành công nghiệp phụ trợ đi cùng. Vì quy mô thị trường nhỏ mà nhiều nhà sản xuất qúa nên các nhà sản xuất tranh giành nhau một miếng bánh nhỏ.

Bà Lan cũng cho biết thêm là chính vì quy mô thị trường nhỏ như vậy nên việc sản xuất phụ trợ lại trở thành một nghịch lý. Để phát triển được ngành phụ trợ ô tô thì đòi hỏi quy mô tương đối lớn. Việt Nam có dân số rât đông nhưng số lượng người có nhu cầu mua ô tô còn rất thấp. Bà nhấn mạnh rằng ngay cả đến cơ sở hạ tầng giao thông, đường xá của Việt Nam cũng không đáp ứng nổi một số lượng tô lớn:

Cũng vì không có công nghiệp phụ trợ, và quy mô nhỏ nên công việc sản xuất, lắp ráp không có hiệu quả cao, thành ra chi phí cao so với chi phí ô tô nhập khẩu từ bên ngoài, cộng thêm các thứ thuế má khác.

Cho nên liệu Việt Nam có còn được ngành ô tô hay không hay bao nhiêu nhà lắp ráp ô tô còn có thể đứng được ở Việt Nam. Tôi tin là ít nhất phải một nửa sẽ phải đóng cửa, không tiếp tục hoạt động dây chuyền của họ được nữa, vì quy mô nhỏ quá, thị phần cũng nhỏ, không bõ mà tiếp tục duy trì một dây chuyền tốn kém mà không mang lại hiệu quả so với việc nhập khẩu từ ngoài vào.

Bà Phạm Chi Lan có chia sẻ với chúng tôi rằng các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản muốn rút khỏi Việt Nam cũng là một lựa chọn hợp tình hợp lý vì họ phải tìm kiếm, sắp xếp lại thị trường và tập trung vào những nơi mang lại cho họ hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn như Trung Quốc và Indonesia, đây là những quốc gia có lượng dân số rất đông và nền tảng để sản xuất ô tô cũng vững chắc. Còn Thái Lan, theo bà, câu chuyện phát triển ngành ô tô của đất nước này đã là bài học rất lớn cho Việt Nam mà rất tiếc là Việt Nam không học được.

Tương lai mù mịt

Kế hoạch rút khỏi Việt Nam của các công ty ô tô Nhật Bản thực chất không phải là một cú sốc của Việt Nam vì bà Lan có nói rằng cách đây 5, 7 năm khi lộ trình giảm thuế của ASEAN đã được đặt ra thì bản thân bà cũng đã lên tiếng rất nhiều lần rằng Việt Nam cần phải gấp rút xem lại chiến lược ngành ô tô của mình, xác định rõ định hướng tương lai.

Những dòng ô tô nào có thể giữ lại thì cần thiết phải bàn với các nhà đầu tư để biết được Việt Nam cần điều chỉnh những gì và họ phải điều chỉnh những gì để duy trì được công việc sản xuất. Những doanh nghiệp không thể tồn tại được thì nên chấp nhận để người ta rút đi. Ngoài ra, bà cũng đã gợi ý tập trung sản xuất những ngành công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam có thể để phục vụ ngành ô tô ngay trong nước, hoặc biến Việt Nam thành một đầu ra của ngành công nghiệp phụ trợ giống Thái Lan mấy năm trước cũng là một ý kiến hay.

Tuy nhiên Việt Nam đã không thực hiện được những kế hoạch đó. Hiện tại con đường tương lai để phát triển ô tô của Việt Nam ngày càng mờ mịt hơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết dự đoán của ông:

Dĩ nhiên là cuộc đời không đóng cửa lại hoàn toàn. Nếu nhưng Việt Nam có những biện pháp phát triển công nghệ, công nhiệp và dịch vụ hỗ trợ cho ngành ô tô thì vẫn có một khả năng mong manh nào đấy.

Trong khi đó bà Phạm Chi Lan lại có dự đoán khác:

Ngành ô tô của Việt Nam trong tương lai chắc cũng chỉ còn các hãng trong nước như Trường Hải, bắt tay làm với một số nhà sản xuất của Hàn Quốc sản xuất một số ngành như xe tải, xe buýt.

Tuy nhiên bà cũng bày tỏ với chúng tôi mong muốn rằng sau bài học từ các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản này, nếu những hãng ô tô trong nước còn trụ được thì Việt Nam vẫn cần phải phát triển một số ngành phụ trợ, bởi nếu chỉ lắp ráp thì không mang lại giá trị gia tăng cao và giá thành sản phẩm vì vậy cũng sẽ cao hơn hàng nhập khẩu.

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>