Thursday, June 15, 2017

Trung Quốc hủy bỏ “đặc xá” quan tham chặn đường rút của phe Giang Trạch Dân?

Tháng Tư vừa qua, Viện Kiểm sát Tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra thông báo, người dân khi tố cáo các quan chức cấp quốc gia, hoàn toàn có thể tố cáo nặc danh. Ngay sau đó, đến tháng 5 lại có thông tin, tại Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, các Ủy viên Thường vụ đương nhiệm, các Ủy viên Thường vụ đã về hưu cũng như các Ủy viên Bộ Chính trị đã đồng thuận ký tên hủy bỏ lệnh “đặc xá” cho các quan chức tham nhũng. Có phân tích cho rằng, trước Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã chặn đường lui rút của phe ông Giang Trạch Dân, lợi dụng chính người dân và sức mạnh thượng tầng của ĐCSTQ để chơi ván cờ cuối cùng với phe Giang.

pic
Tháng 4 năm nay, Viện kiểm sát Tối cao của ĐCSTQ thông báo rằng, người dân có thể tố cáo nặc danh quan chức các cấp quốc gia

Viện Kiểm soát tối cao ĐCSTQ: Có thể tố cáo các quan chức cấp quốc gia

Tháng 4 năm nay, trang web của Trung tâm Tố cáo thuộc Viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ đã đi vào hoạt động, tại đây, người dân có thể tố cáo nặc danh quan chức ở mọi cấp của quốc gia.

Cũng trong tháng 4, báo Thanh Niên Bắc Kinh đưa tin rằng người bị tố cáo đầu tiên là quan chức thuộc cấp quốc gia, là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị ĐCSTQ, người thứ hai là “cấp phó, là Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc hội“. Nói cách khác, người dân hoàn toàn có thể tố cáo quan chức các cấp quốc gia từ cao đến thấp thông qua Trung tâm Tố cáo thuộc Viện Kiểm sát Tối cao. Hơn nữa, khi gửi đơn tố cáo thì không cần ghi danh tính hay ký tên trong mục thông tin cơ bản của người tố cáo.

Như vậy, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Quốc vụ viện, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung Ương được tính là cấp quốc gia.

Bào Đồng: Tố cáo Giang Trạch Dân là một việc quá tốt

Trước hành động mới nhất của Viện Kiểm sát Tối cao, ông Bào Đồng, cựu Thư ký của ông Triệu Tử Dương cho rằng “đây là một chuyện quá tốt“, rằng tin tức này không tầm thường, có thể sẽ dấy lên phong trào tố cáo ông Giang Trạch Dân cùng với các Ủy viên Thường vụ thuộc phe Giang.

Ông Bào Đồng giải thích: “Mao Trạch Đông coi trời bằng vung, tiến hành Cách mạng Văn hóa, còn Đặng Tiểu Bình lại gây ra thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, đặc biệt ông Giang Trạch Dân vì muốn thể hiện mình, nên không chịu kém cạnh phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông ta cũng coi trời bằng vung, và cực kỳ phi nhân tính. Tôi nghĩ những việc này đều nên viết thành sách lịch sử, và những tội đồ này phải bị pháp luật nghiêm trị. Mao và Đặng chết rồi, nên không cách nào truy tố được, còn hiện tại nếu tố cáo, khởi tố Giang Trạch Dân, thì tòa án nên thụ lý. Bây giờ không phải là có thể tố cáo các viên chức cấp quốc gia sao? Vậy thì nên công khai tố cáo ông ta, đây là việc quá tốt.”

Theo các báo cáo khác từ trang Minghui.org, từ tháng 5/2015 khi chương trình “có án phải lập” và “có tố phải xử” bắt đầu diễn ra trên toàn quốc, tính đến 25/10/2016, Minghui.org đã nhận được tổng số 177.482 bản sao đơn tố cáo từ 209.908 người tập Pháp Luân Công và người thân trong gia đình. Bản chính của đơn kiện có chữ ký ghi danh tính thực đã được gửi lên Tòa án và Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc. Minghui.org cũng chỉ ra rằng, do Internet bị phong tỏa tạo nên gián đoạn trong truy cập thông tin, trên thực tế con số không chỉ dừng tại đó.

Đồng thời, ông Bào Đồng còn nói rằng để tránh cho người tố cáo không bị đả kích và trả thù, ông Tập Cận Bình cần bảo đảm an toàn cho họ.

Ủy viên Thường vụ cũ và mới ký tên cấm “đặc xá”

Chỉ chưa đầy một tháng, ông Tập Cận Bình đã triệu tập các Ủy viên Thường vụ đã nghỉ hưu cùng các ủy viên Bộ Chính trị tham gia Hội nghị sinh hoạt mở rộng của Ban Thường vụ Bộ Chính Trị ĐCSTQ tại Trung Nam Hải. Tại Hội nghị, các Ủy viên Thường vụ đã ký tên cấm “đặc xá” các quan chức tham nhũng.

Đầu tháng 6 vừa qua, tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) đưa tin, các Ủy viên Thường vụ cùng các Ủy viên Bộ Chính trị đã về hưu được mời đến tham gia Hội nghị sinh hoạt mở rộng của Ban thường vụ Bộ Chính Trị của ĐCSTQ tổ chức ở Trung Nam Hải từ ngày 10/5 đến 11/5, trong đó có cả ông Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Tống Bình, Lý Thụy Hoàn, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Lý Lam Thanh, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, và La Kiền Đẳng.

Các ông như Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Tăng Khánh Hồng và Hạ Quốc Cường vắng mặt. Hai người đầu tiên lấy lý do sức khỏe, hai người sau thì lại lấy lý do bận công việc.

Tại Hội nghị, ông Hồ Cẩm Đào, ông Chu Dung Cơ và ông Tống Bình đã phát biểu nhấn mạnh những thành tựu mà ông Tập Cận Bình đạt được từ Đại hội Đảng 18 đến nay, đặc biệt là đánh giá rất cao hoạt động chống tham nhũng.

Hội nghị sinh hoạt này dùng hình thức ký tên để thông qua ba nghị quyết.

Thứ nhất, phản đối việc lấy bất cứ hình thức hoặc bất cứ đơn đệ trình nào để giúp đặc xá các cán bộ lãnh đạo tham nhũng.

Thứ hai, các cán bộ đương chức và đã rời cương vị công tác đều phải có trách nhiệm quản thúc người thân và công chức bên cạnh không được “làm những gì khác biệt”.

Thứ ba, ủng hộ Nghị quyết Trung ương ĐCSTQ, trong đó nêu rõ bất kỳ ai được đưa lên danh sách Đại hội 19 gồm Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật, thì trước Đại hội khóa 19 nhất định phải công khai tài sản của bản thân cùng gia đình, quyền cư trú tại nước ngoài và quốc tịch.

Có phân tích cho rằng, trước Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã chặn đường lùi của ông Giang Trạch Dân cùng những thân tín phe Giang, sử dụng chính người dân và sức mạnh thượng tầng ĐCSTQ để chơi ván cờ cuối cùng với phái Giang.

Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ hai lần đề xuất “đặc xá” cho quan chức cao cấp, và đều bị từ chối

Từ năm 2013, Ủy viên Thường vụ đương nhiệm Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ đã hai lần đề xuất “đặc xá” cho các quan chức cao cấp tham nhũng. Nhưng sau khi Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSQT xem xét đã phủ quyết đề xuất này.

Tháng 9/2013, tạp chí Động Hướng (Hồng Kông) đưa tin, hồi tháng 8/2013, Ủy viên Thường vụ đương nhiệm là ông Trương Đức Giang và ông Trương Cao Lệ từng gửi đơn lên cấp lãnh đạo ĐCSTQ để đề xuất về việc miễn tội các quan chức cấp cao trong lĩnh vực kinh tế có vợ và con cái đang định cư tại nước ngoài, và có đặc quyền vơ vét tài sản phi pháp. Tháng 6 cùng năm, tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) đưa tin rằng, hai ông Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ cũng từng đề xuất dự thảo nghị quyết đặc biệt, đó là “kiến nghị liên quan đến củng cố và làm trong sạch hóa bộ máy nhà nước, đặc xá cho các viên chức nhà nước vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật trong lĩnh vực kinh tế mà tự thú trong thời gian hạn định”.

Bài viết cho rằng, việc Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, nội bộ của Bộ Chính trị ĐCSTQ đề xuất bản dự thảo nghị quyết về “đặc miễn”, “đặc xá” của hai ông Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ, với ý kiến và lý lẽ là: “Các vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật trở nên nghiêm trọng, phức tạp, và trầm trọng hơn nhiều so với tưởng tượng và thực tế. Bên trong và ngoài đảng đang dần phổ biến và xuất hiện những suy nghĩ sợ khó khăn và bi quan trong cuộc chiến chống tham nhũng.”

Kết quả trong các quan chức cấp cao sau khi Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ xem xét, lúc biểu quyết cho đề án “đặc xá” chỉ có hai ông Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ tán thành.

Những thân tín phe Giang giàu đến nứt đố đổ vách

Từ Đại hội Đảng 18 đến nay, ông Tập Cận Bình tăng cường “đả hổ” và chống tham nhũng, lần lượt bắt rất nhiều quan chức cấp cao thuộc phe ông Giang Trạch Dân, đồng thời truyền thông cũng phơi bày hàng loạt bê bối tham nhũng của ông Giang cùng gia tộc của ông Tăng Khánh Hồng thuộc phe Giang.

Gia tộc ông Tăng Khánh Hồng sở hữu tài sản đáng kinh ngạc, chỉ riêng con trai ông này là Tằng Vỹ đã từng ngầm kiếm được 70 tỷ nhân dân tệ từ tài sản nhà nước, và mua biệt thự trị giá gần trăm triệu đô la Mỹ tại Úc. Tại Trung Quốc có lưu truyền một “danh ngôn” nổi tiếng về ông Tăng Vỹ như sau: “Không có 200 triệu, miễn bàn!“

Gia tộc của ông Giang Trạch Dân giàu đến nứt đố đổ vách. Con trai của ông này là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang cùng với cháu trai Giang Chí Thành tham gia vào rất nhiều lĩnh vực như đất đai, công trình quân sự, công nghệ cao, viễn thông và tài chính. Vào năm 2013, ông Giang Chí Thành tham gia mở rộng đầu tư và tuyên bố về tham vọng muốn thu hút 1,5 tỷ đô la Mỹ vốn ở Hồng Kông, việc này nhận được sự quan tâm lớn từ giới quan sát.

Hoàng Quân

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>