Friday, May 5, 2017

Đường vào Elysée : Trận quyết đấu sau cùng Macron - Le Pen

pic

Ứng viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen
Tú Anh, RFI
Nước Pháp mở rộng với thế giới hay co cụm ? Châu Âu sẽ được củng cố hay lung lay ? Chủ Nhật 07/05/2017, cử tri Pháp phải chọn một trong hai mô hình này qua vòng chung kết bầu tổng thống. Emmanuel Macron và Marine Le Pen đang lao vào một trận chiến "ăn miếng trả miếng" không khoan nhượng từ lời lẽ cho đến hình ảnh để thuyết phục cử tri.

Tuy vẫn bỏ xa đối thủ cực hữu trong các kết quả thăm dò ý kiến, nhưng lãnh đạo phong trào "Tiến Bước!" dự báo : trận đấu sau cùng để bảo vệ thể chế Cộng Hoà rất cam go và nhiều bất trắc. « Mặt Trận Cộng Hòa » bị gẫy đổ, do những toan tính quyền lợi ngắn hạn của một số chính trị gia chuyên nghiệp tả - hữu, đang làm tăng hy vọng của Mặt Trận Quốc Gia (FN).

Khai thác tối đa khoảng trống này bằng mọi thủ đoạn chính trị, Marine Le Pen lần lượt dùng « ghế thủ tướng » thu phục một lãnh tụ của phe hữu có chủ trương « dân tộc tự quyết » là Nicolas Dupont Aignan và ngay sau đó gác qua một bên các đề nghị từng làm nhiều người Pháp và quốc tế lo ngại như rút khỏi châu Âu, bỏ đồng tiền chung euro.

Để lấy điểm với cử tri cánh tả và người lao động, bà Le Pen không ngần ngại chen chân đối thủ. Trong khi Emmanuel Macron đang thảo luận với các đại diện công đoàn tìm một giải pháp khả thi để cứu Whirlpool, một nhà máy của công ty Mỹ, thì bà Marine Le Pen « tiếp xúc » với một số công nhân với lời cam kết « quốc hữu hóa » nếu đắc cử tổng thống. Nhắm vào người yêu thiên nhiên, bà đi thăm một nơi bị ô nhiễm « bô-xít ». Mỗi nơi, ứng cử viên cực hữu đều cố tạo hình ảnh một nhà lãnh đạo « vì nước vì dân » mãnh liệt tấn công đối thủ mà bà gán cho chiếc mũ « đại diện cho giới tài chính quốc tế ».

Để phản công, Emmanuel Macron gọi đối thủ là sản phẩm của một đảng « cha truyền con nối », phục vụ quyền lợi riêng tư. Tuy không được toàn thể các chính đảng yểm trợ, nhưng ứng cử viên trẻ tuổi được xã hội công dân từ giới doanh nhân, luật sư, văn nghệ sĩ cho đến giới khoa học gia lên tiếng cổ vũ trong tuần lễ quyết định này.

Ở nước ngoài, có hai nhân vật biểu tượng tuy đối chọi nhau, nhưng cùng ủng hộ Emmanuel Macron : Người thứ nhất là Yanis Varoufakis, cựu bộ trưởng Tài Chính Hy Lạp thuộc xu hướng cực tả lên tiếng ủng hộ và cám ơn cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp đã hết lòng giúp Athens trong cơn khốn khó. Nhân vật thứ hai là đương kim thủ tướng Đức Angela Merkel, lãnh đạo cánh hữu.

Vì sao lựa chọn tổng thống của cử tri Pháp vào ngày 07/05 tới đây lại được xem là có tác động nhân quả đến tương lại Pháp và quốc tế ? Thế mạnh, yếu của hai ứng cử viên vào chung kết và liệu có thể kết luận ai xứng đáng hơn ai ?

Từ Lyon, giáo sư Nguyễn Dư, một cử tri và cũng là một nhà quan sát thời cuộc trả lời phỏng vấn của RFI :

Giáo sư Nguyễn Dư : « Mô hình chính trị của Pháp từ lâu nay là một phe tả và một phe hữu. Một phe lo xã hội còn phe kia lo kinh tế, nói ngắn gọn là như thế. Lần đầu tiên hai chính đảng tả, hữu đều thua. Hai ứng cử viên của hai đảng chưa cầm quyền bao giờ qua được vòng một. Trước tình trạng này, ai cũng hoang mang không biết (nước Pháp) đi về đâu. Hai người mới này chưa có kinh nghiệm cho nên thế giới để ý đến chuyện của Pháp.

Pháp là một trong những thành phần thành lập Liên Hiệp Châu Âu thì dĩ nhiên tình hình Pháp ảnh hưởng đến châu Âu và sau đó là đến thế giới.

Mặt Trận Quốc Gia nêu ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa … đưa ra những chuyện mình mới nghe thì có vẻ họ bảo vệ nước Pháp, bảo vệ dân Pháp…

Còn ông Macron thì bị phe bà Le Pen lên án là đi theo giới tài phiệt nhưng có những chi tiết cần xem xét….. »

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>