Wednesday, March 1, 2017

Việt Nam có thể làm gì cho Đoàn Thị Hương?

pic

Đoàn Thị Hương, 28 tuổi (trái) được cảnh sát đặc biệt hộ tống sau phiên tòa tại Sepang, Malaysia vào ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Phiên tòa xử các nghi phạm giết Kim Jong-nam tại Malaysia đã được mở ra tại Malaysia vào ngày 1 tháng 3, trong đó Đoàn Thị Hương là người Việt Nam có dính líu trực tiếp dến vụ ám sát này.

Liệu tư pháp Việt Nam có thể giúp gì cho công dân của mình trước một bản án nghiêm trọng mà nếu bị xét thấy có tội Hương có thể bị tử hình về tội mưu sát.

Malaysia xét xử công dân Việt

Vào ngày 13 tháng 2, Kim Jong-nam bị 2 phụ nữ xịt chất độc VX vào mặt tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Kim chết trên đường tới bệnh viện Putrajaya còn hai nghi can Đoàn Thị Hương mang hộ chiếu Việt Nam và Siti Aishah quốc tịch Indonesia bị bắt sau đó.

Vụ ám sát có hình thái gián điệp này đã làm Đông Nam Á sôi động, tuy nhiên về mặt luật quốc tế lại là một bài toán cho nhiều nước, Việt Nam, Indonesia và cả Bắc Triều Tiên vì Kim Jong-nam là một nhân vật chính trị và cái chết của ông ta đặt ra nhiều nghi vấn trong đó không ngoại trừ yếu tố ám sát vì tranh giành quyền lực trong dòng tộc.

Malaysia là nước chủ nhà nên mọi quyết định của Kuala Lumpur đều là quyết định cuối cùng. Từ đó đối với Việt Nam bị cáo Đoàn Thị Hương trở nên là tâm điểm của vấn đề ứng xử quốc tế trong quan hệ luật pháp, và phiên tòa này rất quan trọng cho Việt Nam hòa nhập với thế giới khi Malaysia xét xử chính công dân của mình.

Ngay sau khi Siti Aishah bị bắt Indonesia đã nhanh chóng tiếp xúc với Kuala Lumpur để bảo vệ quyền lợi của cô. Riêng Việt Nam, gần hai tuần sau, ngày 25 tháng 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia viếng thăm công dân của mình và câu trả lời cho công luận qua nhận xét của sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur thì cô Hương có sức khỏe ổn định.

Đoàn Thị Hương, sinh năm 1988 tại Nam Định từng làm nhiều nghề trong đó hơn một năm cô làm tiếp viên cho quán bar Seventeen tại Hà Nội. Tại đây cô quen biết với nhiều người Hàn quốc và từ đó có thể đưa đẩy tới việc cô bị móc nối để xuống tay hạ sát Kim Jong-nam.

Nhưng dù sao thì mọi chứng cứ phải được làm rõ trước khi tòa ra bản án. Trong khoảng thời gian quan trọng này đáng tiếc là Việt Nam không gửi Luật sư sang tham khảo với luật sư người bản xứ vì vậy vấn đề tìm hiểu sự thật để chống lại bản án không thể diễn ra.

Nói với chúng tôi về việc này, Luật sư Vũ Đức Khanh hiện đang hành nghề tại Canada cho biết:

Trên nguyên tắc cô Hương không có quyền kêu LS Việt Nam để biện hộ cho cô ấy ở Mã Lai vì muốn ra tòa ở Mã Lai thì phải có bằng hành nghề tại Mã, đó là nguyên tắc chung nhưng điều đó không có nghĩa rằng một luật sư Việt Nam không thể tham gia với một tổ hợp luật sư tại Mã.

Về nguyên tắc công pháp quốc tế thì cô Hương có thể yêu cầu chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền lợi của cô ấy nhưng tôi không hiểu chính phủ Việt Nam sẽ làm như thế nào nhưng theo thông lệ thì có thể trả tiền thuê luật sư. Còn trong trường hợp giống như anh nêu ra phía Việt Nam không muốn ra mặt vì lý do chính trị nào đó mà chỉ đóng vai quan sát thì tôi nghĩ cũng có thể nhưng tôi thấy hơi lạ vì chính phủ Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình dầu công dân đó ở bất cứ nơi nào trên thế giới và có phạm bất cứ một tội nào thì Việt Nam cũng phải bảo vệ cho công dân mang quốc tịch Việt Nam.

Có thể đưa về Việt Nam?

Do sự phức tạp của vụ án, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nan kiêm Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế cũng như hai ông vụ phó Nguyễn Đức Kiên và Nguyễn Thanh Tú nhưng đều không thành công.

Điều chúng tôi muốn biết là Việt Nam có được phép cử người tham dự phiên tòa hay không cũng như nếu bản án đã tuyên thì bị cáo Đoàn Thị Hương có được thi hành án tại Việt Nam qua sự can thiệp của chính phủ Hà Nội hay không. Giải thích về điều này LS Vũ Đức Khanh cho biết:

Tôi không hiểu giữa Việt Nam và Malaysia có hiệp ước về vấn đề dẫn độ hay không, nếu có thì chiếu theo hiệp ước đó đưa cô Hương về thụ án tại Việt Nam còn nếu không thì cô Đoàn Thị Hương sẽ phải chịu thi hành án tại Mã Lai và theo như tôi biết thì tội của cô Hương có thể sẽ bi án tử hình.

Trong tình hình xấu nhất thì tôi nghĩ giữa Việt Nam và Malaysia không có hiệp ước dẫn độ vì theo như tôi biết Việt Nam chưa có hiệp ước dẫn độ với các nước ASEAN,  Mỹ cũng như Canada.

Trước đây khi trả lời câu hỏi nếu Việt Nam xác minh được nghi phạm người Việt đó đúng là công dân Việt Nam và thực sự có liên quan tới vụ ám sát ông Kim Jong-nam thì ai sẽ xét xử cô gái này, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an xác định "Nếu là người Việt Nam thì chúng tôi phải bảo hộ và đưa về Việt Nam xử lý theo pháp luật Việt Nam".

Phiên tòa khai mạc vào sáng ngày 1 tháng 3 nhưng Việt Nam vẫn chưa chính thức có động thái nào trước công dân của mình, kể cả vận động với Mã Lai cho gia đình của Đoàn Thị Hương sang tham dự phiên tòa để họ có thể nhìn mặt con lần cuối.

Theo hãng tin AFP vào sáng ngày 1 tháng 3 Đoàn Thị Hương ra tòa với một luật sư người địa phương là Selvam Shamugam được tòa chỉ định bào chữa cho cô, trong khi đó nghi can Siti Aishah được bảo vệ bởi 5 luật sư người Indonesia.
Đoàn Thị Hương có thể bị tử hình - Việt Nam làm gì?
Phiên tòa tạm kết thúc vào hôm nay mà không có lời biện hộ nào của luật sư, và sẽ tiếp tục với một phiên xử khác vào tháng tới.

Bây giờ tư pháp Việt Nam mới thấy rằng tham gia tích cực vào các hiệp ước quốc tế là cách hay nhất để bảo vệ công dân của mình khi có vấn đề pháp lý xảy ra.

Đoàn Thị Hương có thể bị tử hình - Việt Nam làm gì?
Quyên góp giúp gia đình Đoàn Thị Hương

 Đoàn Thị Hương mặc áo chống đạn ra tòa

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>