Tuesday, January 17, 2017

Mao Trạch Đông kết hôn 4 lần, nhưng chưa từng làm thủ tục ly hôn?

Cố lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông có 4 người vợ chính thức là bà La Nhất Tú, Dương Khai Huệ, Hạ Tử Trân và Giang Thanh. Nhưng cho đến nay, chuyện thủ tục kết hôn và ly hôn của Mao vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ…

Vợ cả của Mao Trạch Đông là La Nhất Tú. Bà La kết hôn với Mao năm 1907 khi ông mới 14 tuổi, sống trong nhà ông được 3 năm và không sinh con, sau đó bị bệnh kiết lị qua đời vào mùa xuân năm 1910 khi chỉ mới 20 tuổi. “Gia phả họ Mao tại Thiệu Sơn” ghi lại, họ La (tức La Nhất Tú) là vợ đầu của Mao Trạch Đông. Vì hôn nhân do cha mẹ sắp đặt nên có tin cho rằng Mao không thừa nhận cuộc hôn nhân này. Nhưng sau khi bà La qua đời, Mao đã nhiều lần đi thăm viếng gia đình của bà để thể hiện bản thân có tình cảm với nhà họ La.

Người vợ thứ hai của Mao Trạch Đông là Dương Khai Huệ, tên hiệu là Hà (霞), tự Vân Cẩm (云锦), sinh năm 1901 tại Bản Thương huyện Trường Sa, là con gái thầy giáo Dương Xương Tế (Yang Changji, 1871 – 1920) của Mao. Dương Khai Huệ kết hôn với Mao năm 1920, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Bà là người có nhiều hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Mao Trạch Đông. Năm 1927 khi Mao lên núi Tỉnh Cương sống chung với Hạ Tử Trân thì Dương Khai Huệ chia tay ông. Tháng 10/1930, bà bị Hà Kiến (He Jian, 1887 – 1956), người của Quốc dân đảng bắt, sau đó bị giết chết.

pic
Dương Khai Huệ và 2 người con Mao Ngạn Anh và Mao Ngạn Thanh

Người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông là Hạ Tử Trân, kết hôn với ông năm 1928 tại núi Tỉnh Cương khi mới 16 tuổi. Người phụ nữ này từng trải qua 5 lần vượt vòng vây cùng Mao Trạch Đông, cùng ông trường chinh vượt qua 25 ngàn dặm. Năm 1937, Hạ Tử Trân đến Liên Xô để chữa bệnh.

pic
Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân

Người vợ thứ tư của Mao là Giang Thanh. Sau biến cố ngày 7/7/1937 không lâu (Nhật Bản xâm lược Trung Quốc), Lam Bình (tức Giang Thanh) rời Thượng Hải đến Tây An; tháng Tám đến Diên An và đổi tên là Giang Thanh; tháng Mười Một vào học tại Đại học Quân chính (Học viện Marx).

pic
Tuy Giang Thanh là vợ thứ 4 của Mao Trạch Đông nhưng chưa từng chính thức làm thủ tục kết hôn.

Ngày 10/4/1938, Học viện Nghệ thuật Lỗ Tấn được thành lập tại Diên An, Giang Thanh được giao chức Chỉ đạo viên Khoa Hí kịch, sau được lên Thư ký Văn phòng Quân ủy làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông và có điều kiện chăm sóc Mao (khi đó người vợ Hạ Tử Trân của Mao đang dưỡng bệnh tại Liên Xô). Ngày 20/11/1938, Giang Thanh kết hôn với Mao Trạch Đông.

Như vậy, Mao Trạch Đông 4 lần lấy vợ, nhưng dường như Mao chưa từng làm thủ tục ly hôn với ai(?) Sau khi chia tay Hạ Tử Trân, Mao có đến cơ quan phụ trách liên quan tại Diên An làm thủ tục ly hôn không? Cho đến nay vẫn không có tư liệu nào xác thực việc Mao Trạch Đông làm thủ tục ly hôn theo Luật Hôn nhân hoặc quy định tương tự để giải quyết ly hôn hợp pháp với người phụ nữ có số phận đầy lận đận này. Theo những ghi chép tiểu sử của nhà văn Victor người Mỹ, khi Giang Thanh kể lại cuộc đời mình đã cố ý né tránh vấn đề làm thủ tục hôn nhân với Mao Trạch Đông, thậm chí cũng không muốn nói ngày tháng cụ thể. Dĩ nhiên khi Mao sống chung với Hạ Tử Trân cũng chưa từng làm giấy kết hôn.

Có thông tin rằng cuộc hôn nhân giữa Mao và Giang Thanh tại Diên An chịu nhiều chỉ trích của phe phái Vương Minh (Tổng Bí thư thứ 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc), vì Vương Minh vốn là người rất giáo điều. Khi đó Hạ Long, Tư lệnh Bảo an biên khu Cam Ninh đặc biệt bênh vực Mao Trạch Đông, từng nổi giật quát: “Có gì mà tranh luận, đường đường là Chủ tịch vĩ đại, chuyện lấy một phụ nữ có gì phải bàn. Ai còn tranh luận sẽ bắn chết kẻ đó”. Hạ Long còn nói: “Phương hướng của Mao Chủ tịch chính là phương hướng của Đảng ta, Vương Minh hiểu gì? Ông ta muốn ngồi lên đầu Chủ tịch tôi sẽ bắn bỏ ông ta!” Câu nói này của Hạ Long khi đó đã gây chấn động khắp Diên An.

Sau khi thành lập chính quyền, Vương Minh đảm nhiệm chức Ủy viên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế Chính phủ, nhiệm vụ chính là soạn thảo các văn bản pháp luật cho Chính phủ. Có thông tin rằng nhiều hội nghị nghiên cứu và khởi thảo các văn bản pháp luật diễn ra tại nơi ở của Vương Minh tại Bắc Kinh, những báo cáo và văn kiện của Vương Minh ký tên là Trần Thiệu Vũ (Chen Shaoyu). Khi nghiên cứu soạn thảo Luật Hôn nhân vào năm 1950, lúc trình bày trong nội bộ, ngoài công khai trình bày “Báo cáo về lý do và quá trình khởi thảo” còn có phần nội dung mà Vương Minh không công khai. Có người cho rằng Vương Minh có ý đồ riêng, có lẽ muốn thông qua soạn thảo Luật Hôn nhân để ám chỉ đến vấn đề Mao Chủ tịch không có “giấy ly hôn”.

Theo Tần Toàn Diệu – Secretchina

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>