Friday, December 2, 2016

Vì sao tái cấu trúc nông nghiệp ở Việt Nam vẫn trì trệ?

pic

Thanh Trúc, phóng viên RFA
Sau nhiều năm tuyên truyền hứa hẹn, tiến trình tái cấu trúc nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam vẫn trì trệ và không đồng bộ cùng nhau. Các chuyên gia về chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn nói gì về vấn đề này?

Cải cách nông nghiệp phải song song cải cách kinh tế

Tại hội thảo khoa học xoay quanh chủ đề “Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Của Nông Dân Trong Tái Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp, Xây Dựng Nông Thôn Mới Thời Kỳ Hội Nhập, nguyên bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, ông Lê Huy Ngọ, phát biểu là tái cơ cấu nông nghiệp hay xây dựng nông thôn mới phải hướng vào nông dân là những người trực tiếp sản xuất trong nông nghiệp, phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và xã hội nông thôn để nông dân và con cái của họ sống khá giả đầy đủ hơn.

Với câu hỏi xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới để làm gì khi mà nông dân vẫn nghèo, ông Lê Huy Ngọ cho rằng nhà nước phải có chính sách hỗ trợ những yêu cầu chính đáng và công bằng trong công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp.

Trong khi đó tại phiên chất vấn ở quốc hội hôm 15 tháng Mười Một này, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà nói rằng nông thôn hiện không còn an toàn cho cuộc sống. Trước đó, cũng tại quốc hội, bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nguyễn Xuân Cường đã nêu ý kiến là cần sửa đổi Luật Đất Đai 2013, hủy bỏ qui định về hạn điền, những nội dung nằm trong Điều 129, 130.

Cả hai vị bộ trưởng còn nói khu vực nông thôn với 70% dân số hiện có mức ô nhiễm môi trường trầm trọng, sản xuất chỉ giúp nông dân có ăn chứ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày.

Đề án tái cấu trúc nền nông nghiệp và phát triển nông thôn mới được chính phủ Việt Nam phê duyệt hồi tháng Sáu 2013. Từ Hà Nội, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính Sác Và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn, nay là chuyên gia tư vấn về tái cơ cấu nông nghiệp, cho biết đây là hai nội dung quan trọng nhưng tốc độ cải tiến quá chậm:

Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phải song song với quá trình vẫn gọi là phát triển nông thôn mới. Nghĩa là phải làm thế nao để nông nghiệp tăng được năng suất lao động lên nhưng đồng thời kinh tế nông thôn cũng phải đa dạng lên, trong nông thôn không chỉ là thuần nông nữa. Nếu nông thôn còn thuần nông thì nông dân sẽ bỏ đi hết, dứt khoát phải chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp.

Bản thân tái cơ cấu nông nghiệp không thể đi một mình được mà phải đi với tái cơ cấu nền kinh tế, công nghiêp phải chuyển sang ủng hộ nông nghiệp, kinh tế đô thị phải chuyển sang kinh tế nông thôn, còn không nó sẽ tách rời ra hai mảng và người dân xu hướng chung là sẽ ra khỏi nông thôn đi về thành thị. Nếu thế không chỉ nông thôn có khó khăn mà thành thị cũng tắc nghẽn, quá tải, không thể nào phát triển bền vững được.

Như vậy, theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, tái cấu trúc nông nghiệp là tiền đề mà cũng là gốc rễ của chương trình xây dựng nông thôn mới, cả hai cần được thực hiện đồng bộ:

Một cái liên quan đến kinh tế, một cái liên quan đến xã hội. Hiện đô thị có mức sống gấp đôi nông thôn thì làm thế nào đưa nông thôn lên theo kịp? Bởi vì hiện nay 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn thì đây là câu hỏi đặt ra và được trả lời bằng chương trình nông thôn mới. Xây dựng các công trình phúc lợi cho nông dân ở nông thôn, xây dựng các hệ thống dịch vụ công ích, bệnh viện, trường học, y tế, văn hoa vân vân cho người dân ở nông thôn, đặc biệt thay đổi cách sống, cách làm việc để phù hợp với cuộc sống của xã hội hiện đại.

Phải có sự hỗ trợ của nhà nước

Cũng tại buổi hội thảo về “Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Của Nông Dân Trong Tái Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp, Xây Dựng Nông Thôn Mới Thời Kỳ Hội Nhập”, nguyên bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Lê Huy Ngọ còn nêu vấn đề là “hò hét” công nghiệp hóa nông nghiệp là thế nào khi mà máy cắt cỏ, máy thái chuối, máy xay đỗ chẳng hạn... đều là sáng kiến của nông dân.

Hỏi rồi tự trả lời, ông nói phải có sự hỗ trợ của nhà nước hầu mang lại quyền lợi bình đẳng cho nông dân trong việc công nghiệp hóa, và rằng thu nhập, chất lượng sống và vị thế chính trị của nông dân phải được nâng lên.

Không tin nông dân là điểm đáng chú ý khác được ông Lê Huy Ngọ nêu ra, nói rằng đã có suy nghĩ nếu để nông dân có nhiều đất canh tác thì rồi họ sẽ lên tư bản. Nói theo nguyên văn lời ông thì chỉ sợ họ giàu có rồi sẽ “thế này thế nọ”.

Phải cụ thể hóa nghị quyết bằng chính sách, mô hình và tiêu chí để dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, ông Lê Huy Ngọ khẳng định, bởi làm chủ mà không biết và không giám sát thì chỉ là chủ hờ.

Về những phát biểu được cho là thẳng thắn của cựu bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Lê Huy Ngọ, phó hiệu trưởng Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội, giáo sư tiến sĩ Vũ Văn Hóa:

Tôi nghĩ tuyên bố là một đàng, còn làm được lại là một giai đoạn dài và cần sửa đổi hàng loạt các chính sách có liên quan đến ruộng đất, cũng như đến sở hữu và sử dụng ruộng đất tiếp theo.

Còn nhớ tháng Mười năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, trưởng ban kinh tế trung ương, đề cập đến chuyện tháo gỡ nút thắt hạn điền cũng như cho phép tích tụ đất đai.

Đây là lần đầu tiên một giới chức cao cấp trong đảng phát biểu như vậy, kéo theo sự đồng tình kêu gọi của một số viên chức chính phủ và báo chí lề phải. Điều này cho thấy nguyên do làm nông dân nghèo khổ mà còn gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp hiện đại theo qui mô lớn chính là một số qui định của Luật Đất Đai 2013.

Cho phép tích tụ ruộng đất thì cần phải sửa Luật Đất Đai, là nhận định của giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Báo mạng Một Thế Giới trích dẫn nguyên văn lời giáo sư Võ Tòng Xuân:

“Muốn sản xuất lớn phải có diện tích đất đai lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được. Mà chỉ khi sản xuất lớn mới cơ giới hóa được, mới nâng cao năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, nông nghiệp Việt Nam mới có được thương hiệu, mới có được những sản phẩm thống nhất, đặc trưng và thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân.”

Hiến Pháp sửa đổi năm 2013 vẩn giữ qui định đất đai là sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý. Luật Đất Đai 2013 nói rõ ngưởi dân chỉ có quyền sử dụng đất trong thời hạn 50 năm với các qui định về hạn điền khá là phức tạp. Nói một cách khác, quyền sở hữu đất đai của người dân không được chính phủ cộng sản Việt Nam công nhận.

No comments :

Post a Comment

 người việt hải ngoại

 Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?

HINH
pic Tại sao phải giết TT Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>